Lần đầu tiên tại Ấn Độ, một người mẹ đã hiến tặng tử cung cho con gái để cô có thể mang thai.
- Lần đầu tiên Việt Nam phát hiện bệnh lạ khiến mặt biến dạng, lùn đi 20cm
- Cưa xương ức, cứu sống một bệnh nhân đã vỡ tim
- Chữa ung thư dương vật mà không cần phẫu thuật cắt bỏ
Người phụ nữ 43 tuổi (được giấu tên, ở Ấn Độ) đã phải trải qua cuộc phẫu thuật lấy tử cung của mình ghép cho con gái - vốn sinh ra không có tử cung, để có thể thực hiện thiên chức làm mẹ.
Ca phẫu thuật diễn ra hôm thứ năm vừa qua tại bệnh viện Galaxy Care ở thành phố Pune, Ấn Độ.
Bác sĩ Shailesh Puntambekar, trưởng nhóm phẫu thuật cho biết cả hai mẹ con đều khỏe mạnh, ca phẫu thuật đã kéo dài suốt 9,5 giờ.

Cô con gái sẽ phải chờ một năm để tử cung mới đủ thời gian hồi phục và thích nghi, trước khi tiến hành thụ thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Phẫu thuật ghép tử cung để thành công là rất hiếm, do quá phức tạp. Đây là ca tiên phong ở Ấn Độ và ca thứ 30 trên thế giới.
Đến nay đã có 6 em bé ra đời từ tử cung ghép, trong đó 2 bé cùng một mẹ. Tất cả 6 trường hợp này đều là kết quả phẫu thuật ghép tử cung do các bác sĩ ở Thụy Điển thực hiện.

Tình trạng vô sinh do tử cung ảnh hưởng đến 1/500 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, tương đương với 1,5 triệu phụ nữ trên toàn cầu.
Các nhà khoa học đang tính toán, trong tương lai, phẫu thuật ghép tử cung còn áp dụng với những người chuyển giới mong muốn được sinh con.
Tuy vậy, loại phẫu thuật này vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa và cần khoảng 3-5 năm để có thể trở thành một thủ tục lâm sàng.
Theo Phunuonline