Núi Nga Mi, Hoa Sơn, Võ Đang hay Nhạn Môn Quan... đều là những điểm đến từng xuất hiện trong các tiểu thuyết kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung.
- 'Thái đẩu võ hiệp' Kim Dung giàu có thế nào?
- Tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung – Một cái nhìn từ góc độ người đọc
- Nhà văn kiếm hiệp Kim Dung từ trần ở tuổi 94
Ngày 30-10, tin nhà văn Kim Dung qua đời ở tuổi 94 khiến bao người hâm mộ thương tiếc. Ông là cha đẻ của hàng loạt tiểu thuyết dựng thành phim như Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Tiếu ngạo giang hồ…
Trong các bộ phim kiếm hiệp đi vào ký ức thanh xuân của nhiều người từng xuất hiện rất nhiều cảnh đẹp, và đó chính là các điểm đến sau.
1. Núi Võ Đang

Ngọn núi này được coi là “thánh địa” của đạo giáo Võ Đang, là cái nôi võ thuật của Đạo giáo với Thái Cực quyền và Bát Quái chưởng. Trong Ỷ thiên Đồ long ký của nhà văn Kim Dung, Trương Tam Phong đã tu luyện trên ngọn núi này và lập ra môn phái Võ Đang nổi tiếng, và truyền thụ Thái Cực quyền cùng Thái Cực kiếm cho Trương Vô Kỵ trên ngọn núi có phong cảnh nên thơ hữu tình này.
Đạo giáo Võ Đang là một trong những môn phái võ thuật danh tiếng nhất Trung Hoa. Vì thế mà dân gian có câu: “Bắc tôn Thiếu Lâm, Nam sùng Võ Đang”.

Ngoài các tòa nhà cổ xưa, núi Võ Đang còn lưu giữa hơn 7.400 di tích văn hóa quý giá. Đặc biệt là các di sản văn vật Đạo giáo nổi tiếng mang ý nghĩa văn hóa sâu xa.
2. Núi Nga Mi

Núi Nga Mi gắn liền với những nhân vật như Chu Chỉ Nhược, Diệt Tuyệt sư thái... trong Ỷ thiên Đồ long ký của nhà văn Kim Dung. Theo tiểu thuyết, võ lâm Trung Nguyên có 3 phái lớn gồm Thiếu Lâm, Võ Đang và Nga Mi. Trong đó, môn phái võ thuật Nga Mi ra đời ở núi Nga Mi, do Quách Tương - con gái Quách Tĩnh và Hoàng Dung sáng lập, được truyền bá rộng rãi tại Tứ Xuyên.
Nga Mi là một trong những điểm đến thu hút du khách. Núi Nga Mi cao 3099m, là một trong 4 ngọn núi danh thắng, được gọi là “Tứ đại Phật giáo danh sơn”, nằm ở Tứ Xuyên. Đỉnh cao nhất của núi là Vạn Phật, nằm trên ngọn núi chính Kim Đính.
Trên Nga Mi Sơn có chùa Vạn Niên là ngôi chùa mang kiến trúc đậm dấu ấn Đạo giáo. Trong chùa có bức tượng Phổ Hiền Bồ Tát nặng 62 tấn, được đúc bằng đồng mạ 20kg vàng bên ngoài, sớm trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ khi tới ngọn núi danh tiếng này.
3. Nhạn Môn Quan

Trong tiểu thuyết Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung, địa danh Nhạn Môn Quan từng xuất hiện gắn liền với nhân vật Kiều Phong, một đại anh hùng đã dùng chính sinh mạng của mình đổi lấy sự bình yên của dân hai nước Tống - Liêu.

4. Đỉnh Quang Minh


5. Núi Thiếu Thất

Theo một số tài liệu cổ, chùa Thiếu Lâm được xây dựng từ năm 497, trải qua nhiều lần bị phá hủy và được phục dựng. Quần thể tôn giáo này có các chùa tháp với kiến trúc độc đáo, cạnh những đỉnh núi hùng vĩ.
6. Núi Hoa Sơn

Núi Hoa Sơn được coi là đại bản doanh của phái Hoa Sơn, môn phái nổi danh với Hoa Sơn kiếm pháp và Tử hà thần công. Phái Hoa Sơn xuất hiện trong 3 tiểu thuyết của Kim Dung là Tiếu ngạo giang hồ, Bích huyết kiếm và Ỷ thiên Đồ long ký, với những nhân vật nổi tiếng như Lệnh Hồ Xung, Phong Thanh Dương, Nhạc Bất Quần...
Núi Hoa Sơn cấu tạo từ đá hoa cương, có hình dáng dựng đứng, xòe rộng như bông hoa, nên gọi với cái tên như vậy. Gồm 5 đỉnh núi chính, trong đó đỉnh cao nhất 2154m gọi là Nam Phong hay Lạc Nhạn.
Theo motthegioi.vn